Tìm hiểu Quy trình, Kỹ thuật sấy
Chúng ta đã rất quen thuộc với món cơm cháy giòn rụm cùng với nước sốt và trà bông rất ngon được rải đều trên mặt bánh cơm cháy, tuy nhiên cách sản xuất cơm cháy lại ít được biết tới. Thiết bị được quảng cáo nhiều gắn liền với sản phẩm này là máy sấy cơm cháy, nhưng không phải chỉ cần sấy là được cơm cháy mà cần nhiều công đoạn hơn thế. Trong nội dung này chúng ta sẽ tìm hiểu về các công đoạn làm cơm cháy, trong đó có 2 công đoạn cần dùng tới máy sấy.

Mặc dù cơm cháy trà bông là sản phẩm được ưa thích để ăn vặt, mua làm quà biếu mỗi khi đi du lịch đâu đó, tuy nhiên sản phẩm này không nên ăn nhiều bởi thực tế là cơm được chiên giòn bằng dầu chiên mới tạo thành cơm cháy, do vậy mấu chốt của sản phẩm này là chiên giòn ở nhiệt độ cao, cơm sẽ mất chất. Công đoạn sử dụng máy sấy cho cơm cháy là 1 ở công đoạn sấy khô nguyên liệu trước khi chiên phồng và 2 ở công đoạn cuối sau khi bánh cơm cháy được tưới nước sốt cùng với trà bông lên bề mặt bánh cơm cháy.

Hình ảnh trên là bánh cơm khô được sản xuất hàng loạt nhằm cung cấp nguyên liệu cơm cháy cho các đơn vị chuyên sản xuất cơm cháy. Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu, chính là cơm đã nấu chín rồi nén thành từng bánh nhỏ với kích cỡ phù hợp, sau đó phơi khô hoặc sấy khô bằng máy sấy đa năng với nhiệt độ sấy 50-70oc là phù hợp nhất. Thời gian sấy trung bình 6-10 tiếng tùy thuộc vào kích thước nguyên liệu sấy.

Hình ảnh trên chính là công đoạn sấy khô nguyên liệu cơm để chuyển sang giai đoạn chiên phồng. Tùy theo yêu cầu tạo hình sản phẩm là tròn hay vuông, hình chữ nhật mà Bạn tạo khuôn cho nguyên liệu cơm phù hợp, sau đó xếp đều trên khay sấy, cố gắng tạo khoảng cách phù hợp trong khay sấy để sản phẩm khô đều nhau. Sau khi sấy khô phù hợp, độ ẩm còn lại 10-15%, có thể bảo quản nhiều tháng và vận chuyển đi xa rất dễ dàng, Bạn có thể bán nguyên liệu cho các cơ sở khác hoặc bán lẻ ra thị trường để người sử dụng mua về tự chiên giòn.

Sau khi cơm được chiên phồng, giòn xốp, nước sốt đặc trưng riêng và trà bông sẽ được rải đều trên bề mặt bánh cơm cháy để nước sốt ngấm đều trong sản phẩm. Sau đó, giai đoạn sấy khô cuối tại nhiệt độ 50-60 độ C trong thời gian 30-60 phút hoặc lâu hơn một chút nhằm đảm bảo thành phẩm đạt độ khô phù hợp. Thành phẩm nên đóng gói trong túi thực phẩm hút chân không hoặc bảo quản trong hộp kín là phù hợp.
Qua các thông tin phân tích cơ bản trên, Độc giả đã hiểu rõ về sấy khô cơm cháy được thực hiện ở giai đoạn nào. Khách hàng cần thêm những thông tin sấy sản phẩm khác, hãy tìm hiểu tại trang chủ website công nghệ sấy khô này để có thêm những thông tin hữu ích, cảm ơn các Bạn đã tìm hiểu nội dung chia sẻ.